Bi hài những nàng công sở “chạy đua” đi lấy bằng lái ô tô
Nhiều nàng công sở chưa biết bao giờ có ô tô, mà có mua được cũng chẳng có tiền nuôi “em ý”. Ấy nhưng các nàng vẫn hăng hái đi học và cố bằng được tấm bằng lái ô tô cho “bằng chị, bằng em”.
Dạo gần đây, chị Trang, nhân viên văn phòng của một công ty nằm trên đường Đại La (Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội) cứ hớt ha hớt hải nhanh nhanh chóng chóng đi làm về sớm để còn kịp giờ hẹn thầy đi học lái… ô tô. Giờ việc phụ nữ lái xe là chuyện quá bình thường, nhưng với chị Trang đây đúng là một cuộc cách mạng. Bởi chị vốn là người sợ ô tô hơn sợ… cọp vì bị say xe. Chị thường ít di chuyển bằng ô tô, đi xa mấy cũng lặn lội bằng xe máy chứ cứ thấy ô tô là chị “mô bai phun”.
Lý do chị đi học lái kể cũng buồn cười. “Trong phòng mình có 6 chị em thì tới 4 người có bằng lái ô tô rồi. Còn mình với một em mới vào là chưa có thôi. Cafe, rồi nói chuyện, mọi người cứ kể chuyện đi ô tô, rồi mang tấm bằng ra khoe còn tự hào hơn cả bằng… cao học nữa chứ. Xong mọi người còn nhìn mình với ánh mắt cảm thông. Dù biết, có tới chục năm nữa mình cũng chưa thể mua ô tô nhưng có tấm bằng dắt túi kể cũng oai hơn nhiều nên dù có kinh hãi ô tô mình vẫn quyết đi học cho bằng được”.
Còn với Lan Anh, nhân viên một công ty truyền thông nằm ở khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính, đi học lái ô tô để chống… ế. Chẳng là trong đám bạn F.A (Forever Alone) của cô, có nàng “rửng mỡ” sau khi sưu tập đủ các loại bằng cấp từ nấu ăn tới thạc sĩ mà vẫn ế chồng. Tình cờ một dịp, nàng được rủ rê đi học lái xe. Ban đầu, nàng ta cũng lắc đầu nguây nguẩy vì nghĩ cả đời có khi chẳng mua nổi xe thì học lái làm gì. Thế nhưng bị thuyết phục nhiều quá,nên nàng đành tặc lưỡi "cứ thử đi học cho biết".
Nào ngờ trong lớp lái xe, nàng ta quen được một anh chàng khá tử tế, chẳng mấy mà họ thành cặp. Tin “sốt dẻo” đó nhanh chóng được lan truyền, Lan Anh cũng thử đi tìm vận may cho mình đằng sau vô lăng…
Xác định làm trong môi trường nhà nước ít cạnh tranh, nhưng về sự ganh đua so sánh thì có thừa. Nguyễn Thu Hằng – công tác trong một cơ quan Bộ ở trên phố Lý Thường Kiệt thở dài: “Trong cơ quan mình, nhiều chị nhà có ô tô đã đành, có những nàng mà xe máy cũng vừa mới mua được, nhà cửa thì chưa thấy đâu nhưng trong ví lúc nào cũng thập thò cái bằng lái xe ô tô để khoe. Thôi thì đủ lý do cho cái bằng đó. Nào là để chị em có đi chơi cũng chẳng cần chồng hay người yêu lái xe đi, chủ động, sung sướng. Có nàng còn bi hài hơn, vì hộ tống sếp bà đi lấy bằng nên nhân thể cũng làm luôn một cái".
Đi học lái khổ hơn đi học… chữ
Cứ tưởng lái xe ô tô thì mưa không tới mặt, nắng không tới đầu. Nhưng sự nghiệp học lấy bằng lái này nhiều khi gian nan và bi hài khiến nhiều nàng công sở phải chùn bước.
Chị Trang kể lại: “Mình học theo kiểu thuê thầy riêng kèm lái. Mới đầu thì thầy cũng dạy chay, tức là chỉ cho các bộ phận quan trọng như côn, phanh, đánh lái, đèn xi nhan… Rồi thầy báo lái dễ lắm, vì không lo phải giữ thăng bằng như lái xe máy. Ấy thế mà vào tập mới mướt mồ hôi. Mình cứ côn, phanh rồi đánh lái loạn hết cả lên, thầy mắng cho xa xả mà chẳng dám cãi gì. Chỉ có điều là không thấy say xe nữa, chắc do sợ quá!”.
Nhiều nàng, nhờ chồng hay bạn trai dạy lái còn… bi đát hơn. Chị Khánh Linh – làm cho một công ty xuất nhập khẩu trên đường Láng nhắc lại chuyện đi học lấy bằng lái: “Chẳng là chồng mình mượn được một chiếc xe cũ cho vợ tập lái. Cứ tưởng thế cho tiết kiệm vì đi thuê thầy, thuê xe mỗi lẫn cũng phải mất cả 500-600 nghìn đồng. Nhưng được ba buổi chồng mình chào thua và bảo đi thuê thầy"..
Chuyện là "chồng dạy vợ, vì tâm lý là anh ấy biết lái rồi, còn mình thì nhát, bảo quẹo trái, quẹo phải, rồi tập căn hai bên, lùi chuồng… mình lúc làm được lúc không. Có lúc tức quá anh ấy cứ quát ầm ầm lên, mình tức điên, mang cả cục tức đó về nhà. Ngày hôm sau, anh ấy mang theo một đống chai nước khoáng đã uống hết đi dạy mình. Hỏi ra thì ông ấy bảo là để bóp chai khi nói vợ không nghe cho đỡ… tức”.
Ngoài việc lái thực hành, việc học lý thuyết cũng cực gian nan với nhiều nàng công sở. Đủ thứ cẩm nang, mẹo này, mẹo kia thế mà khi đi thi vẫn cứ… trượt như thường. Thế là nếu không muốn tốn tiền, thì các nàng lại hùng hục đi luyện lại, còn không thì cũng phải mất kha khá tiền để chạy qua cửa này.
Đúng là lái ô tô nhìn “oai” và sành điệu hơn hẳn lái… xe máy. Nhưng con đường để có được bằng lái thì chẳng trải hoa hồng. Nhiều nàng công sở bỏ cuộc chỉ sau vài ba buổi học vì những lý do trời ơi đất hỡi: tổn thương vì bị thầy mắng, mỏi rã rời chân tay, rồi thì… sạm hết da vì xe tập lái không có kính…
Đi học lái xe cũng gian nan, vất vả chẳng kém học hành bằng cấp nào. Và tỉ lệ thi trượt nhiều khi còn cao hơn nhiều so với việc học các bằng cấp khác. Ấy vậy mà nhiều chị em vẫn cứ quyết tâm “bình đẳng” để đi học.
Theo thầy H. – một người dạy lái xe tại trung tâm tại CĐ Giao Thông Hà Nội, hiện nay rất nhiều chị em công sở đi học lái. Lớp của thầy lúc nào các bạn nữ cũng đông hơn nam, một phần vì phong trào đang lên phần vì họ học đi học lại nhiều. “Cũng có cô chia sẻ thẳng thắn, em đi học lái để biết đâu quen được chàng nào cũng đang đi học lái xe. Theo cô ý, đàn ông học lái ít nhiều là người thành đạt, có tiền. Có cô đi học lái vì muốn giữ chồng, chia sẻ với chồng khi đi xa…”, thầy H. chia sẻ.
Chia sẻ về những hiểm nguy trên đường học lái, thầy H cũng không giấu diếm: “nguy hiểm về đi đường thì được hạn chế và kiểm soát do thầy ngồi bên cạnh có phanh phụ. Nhưng còn có những “cạm bẫy” từ cánh lái và những người đàn ông đi học cùng “gây ra” cho chị em thì mình phải cảnh giác”.
Thầy H. nói thêm, thông thường sau một vài buổi tập tại sân bãi và ở các khu đô thị vắng vẻ, thầy trò lại cũng nhau đi tập đường dài. Thường là đi các cung đường như lên Phú Thọ, lên Hòa Bình… Cánh lái xe chúng tôi nhiều ông cũng mồm mép đáo để. Cứ thấy cô nào xinh hay những quý bà sồn sồn có khi tán ngay. Lại còn cánh đàn ông đi học cùng. Tôi cũng chứng kiến nhiều cảnh “ngoại tình” sau vô lăng như vậy rồi”.
Lan Anh - cô nàng có ý định học lái để kiếm người yêu kể trên cũng có bài học nhớ đời suýt “bỏ của chạy lấy người” sau hơn 3 tháng học lái xe. Chẳng là cô theo một thầy học lái. Khi nửa đùa, nửa thật nói ý định với thầy dạy, cô được phân vào một lớp có vài anh chàng trông diện mạo cũng khá. Rồi một lần, trong chuyến đi đường dài lên Hòa Bình, một anh sấn sổ tới làm quen, trò chuyện. Sau giờ nghỉ trưa ở một quán khá vắng, anh chàng chẳng ngại ngần chuốc rượu rồi rủ cô đi… tăng 2 chẳng hề ngại ngần. Rất may nàng còn tỉnh táo, tìm cách “chuồn” đi chỗ khác. Sau lần đó, cô định nghỉ học nhưng nghĩ tiếc tiền và cũng sắp tới ngày thi, cô đã nhờ thầy đổi sang lớp khác và cũng bỏ cái ý định đi học vì tìm người yêu của mình.
Theo afamily.vn
Tin liên quan
Không thể đổi hết giấy phép lái xe (GPLX) cho hơn 2 triệu bằng lái ô tô từ nay đến hạn chót 31/12/2014, Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản đề nghị Bộ GTVT gia hạn đến hết 2015.
Mercedes-Benz đã có một số trang bị mới dành cho dòng SUV hạng sang ML-Class ở phiên bản 2015; trong đó quan trọng nhất là 2 động cơ mới.
Điều này đồng nghĩa với việc chiếc BMW M sẽ tiếp tục là “Xe chính thức của MotoGP” và BMW sẽ cung cấp những mẫu xe “Safety Car” (Xe an toàn) cho MotoGP thêm 6 năm nữa.
Khi chính thức giới thiệu mẫu MX-5 thế hệ mới - phiên bản 2016, Mazda chưa công bố bất cứ thông số kỹ thuật nào của xe. Tuy nhiên, chỉ sau đó một tuần, những thông số quan trọng nhất đã được hé lộ.
Theo ông Đào Thanh Hải - Phó giám đốc Công an TP Hà Nội, Sở Giao thông vận tải cùng Công an TP đang triển khai lắp đặt camera để tiến hành xử lý phạt nguội các phương tiện vi phạm.
TIN TỨC MỚI CẬP NHẬT